GO Blog | EF Blog Vietnam
Thông tin mới nhất về du lịch, ngôn ngữ và văn hóa từ EF Education First
Menu

HỌC TIẾNG ANH VẪN LÀ ĐIỀU CẦN THIẾT (VÀ ĐÂY LÀ LÝ DO)

HỌC TIẾNG ANH VẪN LÀ ĐIỀU CẦN THIẾT (VÀ ĐÂY LÀ LÝ DO)

Thật khó để thoát khỏi sự thống trị của Tiếng Anh trong thế giới toàn cầu của chúng ta. Mặc dù theo ước tính chỉ có khoảng 360 triệu người bản ngữ, tuy nhiên tổng cộng lại có đến 1,6 tỷ người sử dụng Tiếng Anh là ngôn ngữ thứ nhất, thứ hai hoặc thứ ba. Qua nhiều thế kỷ, Tiếng Anh đã trở thành “ngôn ngữ cầu nối” phát triển cùng với thương mại, ngoại giao và văn hoá toàn cầu. Và mặc cho lợi thế đáng kể về số lượng người sử dụng của Tiếng Trung và Tiếng Tây Ban Nha – hai trong số những ngoại ngữ được sử dụng nhiều nhất trên thế giới xét về số lượng người bản ngữ, vẫn có rất ít dấu hiệu cho thấy rằng hai ngôn ngữ này có thể thách thức Tiếng Anh trong vai trò là “lingua franca” (ngôn ngữ chung) toàn cầu.

Tuy nhiên với một trên bốn học viên nói về nó ở cấp độ “hữu dụng”, liệu rằng học Tiếng Anh có còn là một sự đầu tư tốt như nó vốn từng như vậy? Và dựa vào sự gia tăng có thể đoán trước được của những chiếc máy dịch thuật, liệu sẽ khả năng trao đổi trong nó làm mất đi giá trị thực của Tiếng Anh?

NGUỒN GỐC CỦA SỰ THỐNG TRỊ

Trong khi những suy đoán xung quanh vị thế toàn cầu của Tiếng Anh còn tiếp diễn, và nguy cơ suy giảm vẫn còn là một khả năng, nhiều nhà ngôn ngữ tin rằng những rủi ro đã bị phóng đại. Như David Graddol đã viết trong cuốn “Tương lai của Tiếng Anh?”, không có lý do nào để tin rằng một ngôn ngữ khác sẽ trở thành ngôn ngữ chung toàn cầu trong vòng 50 năm tới. Tiếng Anh có thể không thay thế được các ngôn ngữ khác, nhưng sự hữu dụng của ngôn ngữ này với tư cách là ngôn ngữ chung trong lĩnh vực thương mại, ngoại giao và văn hoá đại chúng sẽ vẫn còn tiếp diễn.

Sự thống trị của Tiếng Anh được bắt nguồn từ lịch sử: nhiều thế kỷ thực dân hoá, công nghiệp hoá và toàn cầu hoá đã mang nó đến gần như mọi nơi trên thế giới. Nhà ngôn ngữ học David Crystal ước tính rằng có 60-70 “loại Tiếng Anh” đã phát triển kể từ những năm 1960 như là kết quả của quá trình lịch sử này. Nhưng cũng bắt nguồn từ thực tiễn: Qua hàng thế kỷ, một cách chậm rãi nhưng chắc chắn, Tiếng Anh trở thành ngôn ngữ lưu hành toàn cầu của chúng ta: một ngôn ngữ chia sẻ, khá rõ ràng, đã tra dầu cho những chiếc bánh xe của một thế giới đang ngày càng liên kết. Mặc dù việc  thay thế một ngôn ngữ đã được xây dựng và bén rễ trên hệ thống toàn cầu là điều không dễ dàng – nếu không nói là hoàn toàn không thể – liệu rằng không thể có một ngôn ngữ chính khác, có thể được khuyến khích bởi một vài cảm giác không thoải mái với sự thống trị về ngôn ngữ và văn hoá của thế giới nói Tiếng Anh, chiếm lấy vị trí của nó?

ÁP ĐẢO TIẾNG ANH? KHÓ XẢY RA.

Mặc dù Tiếng Quan Thoại thường được coi là một đối thủ cạnh tranh mặc định của Tiếng Anh, mặc dù có gần một tỷ người bản ngữ, nó là một ứng cử viên không thực tế bởi nhiều lý do: giọng nói và hệ thống ký tự phức tạp khiến cho ngôn ngữ này rất khó để chiếm vị trí thượng phong. Nó cũng không được hỗ trợ bởi một bộ máy văn hoá đại chúng phổ biến và có thể tiếp cận ở phạm vi toàn cầu đã làm tăng thêm sự xâm nhập của Tiếng Anh trong giới trẻ nói riêng. Ngay cả trong khu vực Đông Nam Á, các mối liên hệ giữa Tiếng Quan Thoại và các hoạt động chính trị của nhà nước Trung Hoa, đã, ít nhất ở một cấp độ và một vài thời điểm cùng lúc, cản trở sự chấp nhận rộng rãi của ngôn ngữ này. Thật vậy, ngay cả tại các vùng mà trong đó Tiếng Trung có khả năng thống trị, Tiếng Anh vẫn thường được coi là “trung lập” hơn, được minh chứng bằng sự chấp nhận nó là ngôn ngữ làm việc tại ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á).

Còn về Tiếng Tây Ban Nha? Ngôn ngữ này có hơn 400 triệu người bản ngữ và thậm chí còn có sức hấp dẫn văn hoá và văn hoá đại chúng rộng khắp trên toàn thế giới. Không giống Tiếng Trung, nó cũng khá dễ học. Mặc dù số lượng người sử dụng ngày càng tăng lên, nó dường như không thể thách thức sự thống trị toàn cầu của Tiếng Anh. Ngoài việc được gắn vào mọi thứ từ thương mại cho đến văn hoá đại chúng, sự thống trị liên tục của Tiếng Anh không chỉ trong thực tiễn và trong lịch sử, mà còn nằm trong sự áp đảo về nhận thức: miễn là mọi người tiếp tục tin tưởng vào tầm quan trọng của Tiếng Anh và tiếp tục đầu tư vào việc học ngôn ngữ này, con lắc sẽ không xoay theo hướng của Tiếng Tây Ban Nha hay bất kỳ ngôn ngữ nào theo bất kỳ cách thức đáng kể nào khác.

LĨNH VỰC KINH DOANH TRONG TIẾNG ANH

Tầm quan trọng của Tiếng Anh trong vai trò ngôn ngữ chung toàn cầu đặc biệt đáng chú ý trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế. Thậm chí trong các lĩnh vực nơi mà việc biết một vài ngôn ngữ được đánh giá cao và sự đa dạng là tên của trò chơi – như ngoại giao và giáo dục – Tiếng Anh vẫn tiếp tục giữ vai trò thống trị.

Khả năng giao tiếp toàn cầu và ở mọi văn phòng một cách hiệu quả là điều cần thiết trong các môi trường làm việc đa dạng về địa lý và văn hoá ngày nay. Giáo sư Tsedal Neeley thuộc Trường Kinh doanh Harvard nói rằng song ngữ chính là câu trả lời. “Các công ty cần một chiến lược ngôn ngữ, đặc biệt là nếu họ có bất cứ loại khát vọng toàn cầu nào,” bà giải thích. Những lợi ích của việc sử dụng một ngôn ngữ chung trong lĩnh vực kinh doanh là rất lớn: Từ những giao tiếp toàn cầu liền mạch cho tới việc phục vụ các khách hàng quốc tế, Tiếng Anh, như bà Neeley có viết, “…là ngôn ngữ kinh doanh toàn cầu hiện nay.” Thật vô ích khi tái phát minh bánh xe ngôn ngữ, và hầu hết các doanh nghiệp đều không có động cơ để di chuyển ra khỏi đó, thậm chí nếu họ cần những ngôn ngữ khác khi bán và triển khai các sản phẩm và dịch vụ của họ tại địa phương. Các nhà quản lý thành thạo Tiếng Anh rất được săn đón vì họ được đánh giá là có trang bị tốt hơn để quản lý các dự án toàn cầu, các doanh nghiệp, và các nhóm làm việc đa quốc gia. Điều này tạo ra một vòng lặp phản hồi tích cực, tiếp tục làm vững chắc thêm tầm quan trọng của Tiếng Anh đối với những người muốn làm việc và giao dịch thương mại trên toàn cầu.

THOẢ THUẬN VỚI LĨNH VỰC NGOẠI GIAO

Mặc dù Tiếng Anh là một trong sáu ngôn ngữ chính thức tại Liên Hợp Quốc và là một trong hai ngôn ngữ chính thức của NATO – và do vậy có vai trò hết sức quan trọng trong ngoại giao quốc tế nói chung – Liên minh Châu Âu EU đã cung cấp một lời nhắc nhở trần trụi hơn về việc Tiếng Anh đã trở nên quan trọng như thế nào. Trong khi quan điểm chính thức của EF là mọi ngôn ngữ đều bình đẳng, Trưởng phòng đào tạo Thông dịch viên Alison Graves chỉ ra rằng Tiếng Anh đã trở nên thông dụng hơn và do đó có giá trị hơn – “mặc dù không chính thức”, và đã đẩy Tiếng Pháp, vốn chiếm ưu thế ở lục địa Châu Âu, sang một bên. Tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất trong ba ngôn ngữ làm việc tại Liên minh Châu Âu, và đã trở  nên không thể thiếu, theo Alison Graves.

Nhưng sự thống trị của Tiếng Anh trong các vòng tròn ngoại giao lại hầu như không gây tranh cãi hay không phải là vấn đề, và Toà án Hình sự quốc tế (ICC) chỉ là một ví dụ. Trong cuốn sách của mình “Tội phạm Chiến tranh: Đương đầu với sự tàn ác trong thế giới hiện đại”, tác giả David Chuter đã lập luận rằng thực tế đó là có thật trong các nhánh chính trị: “Thực tế rằng Tiếng Anh sẽ là ngôn ngữ làm việc chính,” ông nói, “có nghĩa là các văn bản bằng Tiếng Anh, các chính phủ sử dụng Tiếng Anh, và những người đối thoại bằng Tiếng Anh dường như có sức ảnh hưởng lớn nhất. Các nhà báo nói Tiếng Anh sẽ có sự tiếp cận tốt nhất, và các thủ tục được sử dụng bởi các tổ chức nói Tiếng Anh sẽ dần thống trị”.

MỘT CẢNH QUAN TRỰC TUYẾN ĐA DẠNG

Không gian trực tuyến, mặt khác, vẫn đang nghiêng về phía Tiếng Anh, nhưng bằng nhiều cách, nó đại diện nhiều hơn cho sự đa dạng điển hình cho thế giới của chúng ta. Mặc dù Tiếng Anh là ngôn ngữ nền tảng của các trang web trên toàn thế giới và thống trị từ những ngày đầu của internet, “chỉ có” ước tính 40% nội dung trực tuyến bằng Tiếng Anh hiện nay; dưới 30% người sử dụng của nó là người bản ngữ. Khi hàng triệu người tham gia vào Internet như là những nhà sáng tạo nội dung, sự cấu thành ngôn ngữ của nó càng trở nên đa dạng hơn; sự phổ biến của các trang web truyền thông xã hội ở Trung Quốc là một ví dụ của sự dịch chuyển ra khỏi Tiếng Anh.

Tuy nhiên ngay cả khi nhắc đến những người sáng tạo nội dung này, ngôn ngữ họ lựa chọn để viết vẫn phụ thuộc vào khán giả mục tiêu và tác động dự kiến: Nếu tìm cách tiếp cận và tham gia vào một thế giới rộng lớn hơn, Tiếng Anh vẫn tiếp tục là sự lựa chọn rõ ràng. Tiếng Anh cũng không thể tránh được theo một cách khác: các từ mới thông thường như selfie, hashtag, hay thậm chí là Internet cũng không thường được dịch ra những ngôn ngữ khác, cho phép các cách diễn đạt bằng Tiếng Anh thẩm thấu vào các ngôn ngữ khác theo một cách thức chưa từng có.

MỘT LỜI TIÊN TRI TỰ HIỆN THỰC HOÁ?

Tầm quan trọng thực tiễn của tiếng Anh trong một thế giới toàn cầu được xây dựng trong thương mại quốc tế và thông tin liên lạc không biên giới là có thật, nhưng tầm quan trọng nhận thức của ngôn ngữ này mới giữ cho bộ máy tiếp tục vận hành: Sau cùng, ai, trong tình thế này, sẽ ngăn cấm những người trẻ tuổi học Tiếng Anh? Thực tế số lượng tuyệt đối người học – hơn nhiều con số một tỷ vào thời điểm này – đã thiết lập lại sự thống trị của nó, từ thế hệ này qua thế hệ khác.

Theo Eurostat, 94 phần trăm học sinh trung học phổ thông ở Châu Âu đều học Tiếng Anh. Tiếng Anh thường được xem là một ngôn ngữ thứ hai hiển nhiên ở Scandinavi, nơi mà việc giáo dục sớm, các lớp học nhỏ, các kỹ thuật hoà nhập, và sự công nhận của việc học ngôn ngữ như là yếu tố cần thiết để cạnh tranh toàn cầu đã dẫn tới những kỹ năng ngôn ngữ ở trình độ cao. Xa hơn ở Malaysia, nhiều phụ huynh thậm chí còn gửi con đi du học ở Singapore, nơi Tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức. Ở Việt Nam – nơi có một phản xạ cảm xúc tự động chống lại sự tồn tại của Tiếng Quan Thoại – người ta còn sẵn sàng đón nhận Tiếng Anh hơn là ngôn ngữ của quốc gia láng giềng. Và ngay tại Trung Quốc trẻ em cũng học Tiếng Anh từ mẫu giáo và có nhiều người Trung Quốc đang học Tiếng Anh hơn bất kỳ người dân ở quốc gia nào khác.

TẠI SAO VIỆC THÀNH THẠO LẠI LÀ VẤN ĐỀ?

Tuy nhiên trong một thế giới mà ngày càng có nhiều người sử dụng Tiếng Anh như là ngôn ngữ thứ hai, thứ ba, thậm chí là thứ tư – thường ở mức độ cao – liệu việc học Tiếng Anh còn mang đến nhiều giá trị như trước đây? Nếu mọi người đều nói Tiếng Anh, chẳng lẽ các ngôn ngữ khác không mang lại một sự thu hồi đầu tư tốt hơn? Một yếu tố quan trọng nằm ở thực tế rằng Tiếng Anh không – như nhiều người từng lo sợ – thay thế các ngôn ngữ khác. Học các ngôn ngữ khác vẫn là điều quan trọng hơn bao giờ hết, nhưng để có thể tham gia vào phần lớn những gì chúng ta chia sẻ trên phạm vi toàn cầu – từ thương mại cho đến văn hoá đại chúng – Tiếng Anh vẫn là một công cụ cần thiết: đó là ngôn ngữ toàn cầu cho phép người nói tiếp cận với một thế giới vượt ra ngoài quốc gia của họ.

Trong một thế giới nơi mà ngày càng nhiều người sử dụng, thì sự thành thạo, chứ không chỉ đơn thuần là ở một trình độ khả thi, sẽ trở thành sự khác biệt thực sự. Nói Tiếng Anh ở một trình độ bản ngữ hoặc gần-bản-ngữ, đặc trưng bởi sự thành thạo về sắc thái, thành ngữ và thậm chí là từ lóng địa phương, sẽ trở thành dấu ấn của những người đi du lịch, học tập và làm việc ở nước ngoài và cảm thấy như ở nhà trong thế giới luôn thay đổi này.

VÀ TẠI SAO MÁY MÓC LẠI KHÔNG THỂ CHIẾM QUYỀN?

Nhưng có lẽ không ngôn ngữ nào trong số đó sẽ trở thành vấn đề nếu máy móc nắm quyền và mọi thứ từ tin nhắn cho đến chat Skype đều được dịch hoàn hảo và theo thời gian thực bằng những chiếc máy?

Với các dự án như Máy thần kinh của Google, một phần mở rộng mới của công cụ Google Translate, các kỹ sư đang tìm cách khắc phục xu hướng dịch sai của công cụ dịch thuật, và cuối cùng, để tiến gần hơn tới khả năng của con người trong việc diễn đạt có nghĩa một câu trong bối cảnh chứ không chỉ là một tập hợp các từ. Mặc dù các công cụ mới nhất được kỳ vọng sẽ chính xác đáng kể hơn Google Translate ngày nay, nó sẽ phải tiếp tục đấu tranh với việc kinh doanh vốn đã lộn xộn trong việc sử dụng có ý nghĩa ngôn ngữ nói nói riêng. Thật vậy, một máy dịch thuật có độ chính xác cao của Google có thể là một sự hỗ trợ lớn trong tương lai trong việc tạo ra ý nghĩa của các văn bản kỹ thuật nhàm chán thiếu đi sắc thái con người, nhưng đầy đủ ý nghĩa trong ngôn ngữ sẽ vẫn là tầm nhìn của con người, ít nhất là cho đến hiện nay.

Trong thương mại quốc tế, ngoại giao và văn hóa, sắc thái và bối cảnh thường là tất cả những yếu tốt quyết định, và làm đúng hoàn toàn những điều này có thể có nghĩa là sự khác biệt giữa thành công và thất bại; do đó sự lưu loát trong Tiếng Anh dường như vẫn là một tài sản quan trọng một thời gian dài trước mắt.

Học tiếng Anh cùng EFTìm hiểu thêm
Nhận thông tin mới nhất về du lịch, ngôn ngữ và văn hóa trong bản tin GOĐăng ký