GO Blog | EF Blog Vietnam
Thông tin mới nhất về du lịch, ngôn ngữ và văn hóa từ EF Education First
Menu

SPEAK UP 2019, LÊ HUY TUẤN: “THỬ THÁCH DÙ KHÓ ĐẾN MẤY CŨNG SẼ HÓA DỄ”

Top 16 cuộc thi Hùng biện tiếng Anh Express Yourself Speak Up Lê Huy Tuấn, 13 tuổi đến từ Vinschool Central Park, thành phố Hồ Chí Minh
SPEAK UP 2019, LÊ HUY TUẤN: “THỬ THÁCH DÙ KHÓ ĐẾN MẤY CŨNG SẼ HÓA DỄ”

Có ai đang tự cảm thấy mình bị áp lực từ việc học tập không?

Trong tháng vừa qua, mình cùng nhóm của mình ở trường đã thành lập một dự án tiếp nhận phản hồi từ những học sinh tự cảm thấy mình đang bị áp lực bởi cuộc sống xung quanh. Chỉ trong vòng 1 tháng, nhóm mình đã nhận được hơn 500 phản hồi và hơn 150 lượt trong số đó có nguyên nhân là do áp lực với học tập. Theo thống kê của Hội khuyến học Việt Nam, trung bình mỗi năm có khoảng 36,000 học sinh, sinh viên được phát hiện bị trầm cảm hay có dấu hiệu về vấn đề thần kinh do áp lực từ việc học tập.

Việt Nam hiện đang ở thời điểm phát triển nhanh và mạnh nhất về tất cả các mặt như kinh tế, chính trị, chất lượng sống và giáo dục. Vậy, có bao giờ chúng ta tự hỏi rằng, tương lai đất nước sẽ thực sự phát triển và đạt được điều gì trong khi những thế hệ trẻ đang dần cảm thấy mệt mỏi, chán nản do áp lực của chính hệ thống giáo dục của chúng ta?!

Nguyên nhân của vấn đề này có thể được đặt ra với hai yếu tố chính. Trước tiên, trong hệ thống giáo dục hiện tại của nước ta, giáo viên sẽ đánh giá học sinh thông qua các điểm trong những bài kiểm tra và các kì thi. Cho dù trong lớp học, học sinh đó có thể hiện tệ như thế nào thì chỉ cần với điểm thi cao, học sinh đó hiển nhiên được đánh giá là xuất sắc. Như một hệ quả của nó, các phụ huynh vì muốn con em mình được đánh giá tốt hay thậm chí là đứng đầu lớp, nhiều người cho con đến hàng chục lớp học thêm sau giờ học chính thức. Bên cạnh đó, họ còn tạo áp lực lên con họ bằng cách la mắng hay thậm chí là đánh đập con cái khi chúng đạt điểm không như mong đợi của phụ huynh. Đối với những học sinh ấy, vui chơi dường như là một thứ gì đó xa xỉ mà chúng cho dù có giàu đến mấy cũng chẳng thể mua được. Với tất cả những áp lực trên, theo thời gian, học sinh sẽ dần trở nên xa lánh với thế giới bên ngoài và sự sợ hãi khi bị điểm kém hay khao khát được vui chơi sẽ dần đẩy chúng vào sự trầm cảm. Nếu để lâu, tình trạng này có thể dẫn đến các triệu chứng tiêu cực về mặt thần kinh hay thậm chí khiến học sinh tự làm hại bản thân mình (tự tử).

Khi nhắc đến vấn đề này, nhiều chuyên gia giáo dục và các nhà nghiên cứu từ những Đại học bậc nhất Việt Nam đã đưa ra hàng trăm giải pháp. Trong số những giải pháp ấy, chúng ta cần sự tác động mạnh mẽ từ phía các nhà chức trách cũng như từ ý thức của mỗi phụ huynh.

Theo người viết, để giải quyết vấn đề trên, chúng ta cần có hai bước như sau:
1. Trước tiên, thay vì chỉ đánh giá học sinh thông qua điểm số, trong các bài học trên lớp, giáo viên cần đặt ra những câu hỏi mang tính tư duy logic và rồi đánh giá về mặt tư duy của học sinh đó. Cuối cùng, để đánh giá chung một học sinh, chúng ta sẽ cộng điểm thể hiện trên lớp và điểm thi với nhau. Việc này sẽ dần giúp phụ huynh ý thức và thừa nhận với tư duy của con mình, nhằm giảm ham muốn hãnh diện bản thân mà làm hại con trẻ.

2. Thứ hai, chúng ta cần cấm triệt để các lớp học thêm loại hình tự phát trong cộng đồng. Bên cạnh đó, chính phủ cũng cần góp phần vào việc đẩy lùi áp lực học tập bằng các phương pháp tuyên truyền công cộng hay thông qua các phương tiện truyền thông. Ví dụ, chúng ta có thể phát thêm các chương trình truyền hình về áp lực học tập nhằm giúp phụ huynh ý thức được hành động của họ ảnh hưởng như thế nào. Bên cạnh đó, việc nêu tác hại của vấn đề cũng sẽ giúp phụ huynh ngừng việc bắt ép con, đòi hỏi em mình quá nhiều trong việc học. Nhà trường cũng cần có trách nhiệm trong việc này bằng cách tổ chức các buồi gặp mặt giữa phụ huynh với học sinh xen lẫn với việc tuyên truyền nguyên nhân cũng như tác hại của áp lực học tập.

Với những bước đi trên, em hoàn toàn tin rằng, chúng ta có thể giải quyết triệt để vấn đề này chỉ trong vòng chưa đầy 7 năm. Dù biết rằng, để các viên chức chính phủ bắt tay vào giải quyết vấn đề là rất khó, tuy nhiên, em vẫn tin rẳng, với sự nỗ lực của tất cả chúng ta, thử thách dù có khó đến mấy cũng sẽ hóa dễ.

Em hi vọng rằng, trong tương lai, Việt Nam sẽ và một đất nước tuyệt vời, nơi trẻ em có thể vừa được giáo dục, vừa được vui chơi và giải trí mà không phải chịu bất cứ một áp lực nào từ việc học tập. Và, em tin rằng, trong 10 năm nữa, nếu câu hỏi tương tự như em đã viết mở đầu bài được đề ra, sẽ không có bất cứ ai trả lời là có!

Các bạn hãy bình chọn cho tôi bằng cách like và share video tại đây nhé! 20% điểm chung kết sẽ phụ thuộc rất lớn vào các bạn đấy!

Nhận thông tin mới nhất về du lịch, ngôn ngữ và văn hóa trong bản tin GOĐăng ký

Khám phá thế giới và học một ngôn ngữ ở nước ngoài

Tìm hiểu thêm