Trong nhiều thập kỷ, Châu Á là công xưởng của thế giới, thúc đẩy sự phát triển kinh tế trên toàn khu vực. Nhưng một quá trình chuyển đổi từ sản xuất sang tăng trưởng dựa trên tri thức sẽ đòi hỏi tiếng Anh tốt hơn.
Mặc dù đầu tư lớn vào giáo dục tiếng Anh, trong cả khu vực tư nhân và khu vực công, nhưng điểm thông thạo tiếng Anh trung bình ở Châu Á vẫn chưa có nhiều thay đổi trong năm năm qua. Tuy nhiên, mức trung bình đó che giấu sự đa dạng đáng kể: Châu Á là khu vực có phạm vi mức độ thông thạo tiếng Anh rộng nhất, từ Singapore (với số điểm 66,82) đến Kyrgyzstan (với số điểm 41,51). Năm nay, mức bình quân gia quyền theo quy mô dân số, mức độ thông thạo gia tăng của Trung Quốc đối trọng với việc giảm ở hầu hết các quốc gia khác.
Bốn mươi năm sau khi Trung Quốc mở cửa cho đầu tư nước ngoài và kinh doanh tư nhân, sự chuyển đổi của quốc gia này là rất đáng chú ý. Hai phần ba mức giảm nghèo trên thế giới kể từ năm 1990 diễn ra ở Trung Quốc. Từ năm 2000, trọng tâm của Trung Quốc đã chuyển sang phát triển một cộng đồng khoa học tầm cỡ thế giới và nuôi dưỡng sức mạnh quyền lực mềm ở nước ngoài. Nhận thấy rằng mức độ thông thạo tiếng Anh là chìa khóa để đáp ứng các mục tiêu đó, Trung Quốc đã mở rộng việc giảng dạy tiếng Anh cho các trường học trên cả nước, chuyển từ dạy học từ dựa trên ghi nhớ sang giảng dạy dựa trên giao tiếp, cải cách công cụ đánh giá quốc gia, khuyến khích nhân tài Trung Quốc được giáo dục nước ngoài trở về nước và đầu tư vào việc chuyển đổi các trường đại học hàng đầu thành các tổ chức nghiên cứu tầm cỡ thế giới xuất bản trên các tạp chí tiếng Anh hàng đầu. Rất ít nhà lãnh đạo trên thế giới có thể thực hiện loại kế hoạch dài hạn này và kiểm soát được tác động của nó trên phạm vi toàn quốc. Tuy nhiên, các trụ cột trong chiến lược này của Trung Quốc tạo ra một mô hình cụ thể, có khả năng nhân rộng, đề ra phương hương cải cách chính sách và đầu tư có mục tiêu nhằm nâng cao mức độ thông thạo tiếng Anh của cả nước.
Dân số của một số quốc gia lớn nhất Châu Á đang già đi nhanh chóng. Ví dụ, ở Nhật Bản, 28% người trên 65 tuổi. Sự thay đổi nhân khẩu này đã khiến chính phủ Nhật Bản khuyến khích người cao tuổi nghỉ hưu muộn hơn. Nhưng để những nhân sự có nhiều năm kinh nghiệm này duy trì được năng suất làm việc trong môi trường đang thay đổi nhanh chóng, sự nghiệp của họ cần sự hỗ trợ của chương trình đào tạo mở rộng dành cho người trưởng thành, bao gồm cả đào tạo tiếng Anh. Nhu cầu đó đặc biệt cấp bách ở Nhật Bản, quốc gia có mức độ thông thạo tiếng Anh đã giảm trong nhiều năm, ngay cả khi nền kinh tế đình trệ và thương mại toàn cầu biến động ở những nơi khác ở Châu Á.
Dân số của một số quốc gia lớn nhất Châu Á đang già đi nhanh chóng. Ví dụ, ở Nhật Bản, 28% người trên 65 tuổi. Sự thay đổi nhân khẩu này đã khiến chính phủ Nhật Bản khuyến khích người cao tuổi nghỉ hưu muộn hơn. Nhưng để những nhân sự có nhiều năm kinh nghiệm này duy trì được năng suất làm việc trong môi trường đang thay đổi nhanh chóng, sự nghiệp của họ cần sự hỗ trợ của chương trình đào tạo mở rộng dành cho người trưởng thành, bao gồm cả đào tạo tiếng Anh. Nhu cầu đó đặc biệt cấp bách ở Nhật Bản, quốc gia có mức độ thông thạo tiếng Anh đã giảm trong nhiều năm, ngay cả khi nền kinh tế đình trệ và thương mại toàn cầu biến động ở những nơi khác ở Châu Á.
Mức độ thông thạo tiếng Anh ở Trung Á thấp hơn rõ rệt so với phần còn lại của khu vực, một phần vì tiếng Nga là ngôn ngữ thứ hai được dạy phổ biến nhất trong các trường học. Mặc dù vậy, khu vực này đang bắt đầu tập trung vào thương mại quốc tế nhiều hơn, bao gồm cả các đối tác bên ngoài quỹ đạo của các nước cộng hòa hậu Xô Viết. Đặc biệt, Kazakhstan đã và đang gia tăng sự tham gia của mình với Trung Quốc thông qua các dự án có tầm nhìn cao như Con đường tơ lụa mới mang tên Sáng kiến Vành đai và Con đường. Năm 2018, Tổng thống Nursultan Nazarbayev tuyên bố rằng các thỏa thuận cho 51 dự án của Trung Quốc đã được ký kết và 1.200 doanh nghiệp cổ phần đã hoạt động. Khi Trung Á tiếp tục mở cửa tham gia thương mại toàn cầu, nó sẽ có nhu cầu cấp thiết hơn đối với người nói tiếng Anh.
Ở Campuchia, Thái Lan và Sri Lanka, việc không thông thạo tiếng Anh cản trở việc tiếp cận công việc trong ngành du lịch, chiếm ít nhất tỷ trọng nền kinh tế. Với mức lương tương đối thấp và phong cảnh đẹp, những quốc gia này đã thu hút hơn 38 triệu du khách mỗi năm. Những du khách này chủ yếu tập trung ở khu vực nghỉ dưỡng. Để lan toả sự thịnh vượng đến các khu vực khác đồng thời tạo ra nhiều việc làm trong lĩnh vực du lịch hơn nữa, các trường học cần chú trọng cải thiện công tác giảng dạy tiếng Anh cho học sinh.
Các hệ thống giáo dục ở Ấn Độ và Pakistan phải đối mặt với những thách thức về cơ cấu ngoài giáo dục tiếng Anh. Một trong 13 trẻ em không được đi học trên thế giới sống ở Pakistan. Một nghiên cứu gần đây ở Ấn Độ cho thấy chỉ 27% học sinh lớp ba có thể thực hiện phép trừ hai chữ số, và 38% không thể đọc được các từ đơn giản. Thực tế là rất nhiều trường học ở cả hai quốc gia sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ giảng dạy, mặc dù hầu hết học sinh không nói được ngôn ngữ này, chỉ làm cho vấn đề tồi tệ hơn. Trong số nhiều nỗ lực cải cách chính sách, các nhà hoạch định cần tập trung cung cấp giải pháp giảng dạy bằng ngôn ngữ bản địa. Đây mới thực sự là phương án hỗ trợ học tiếng Anh trong dài hạn, bên cạnh các môn học chính.
Trong số nhiều nỗ lực cải cách chính sách, các nhà hoạch định cần tập trung cung cấp giải pháp giảng dạy bằng ngôn ngữ bản địa. Đây mới thực sự là phương án hỗ trợ học tiếng Anh trong dài hạn, bên cạnh các môn học chính. Khi các nước Châu Á tìm cách mở rộng sang các ngành công nghiệp dịch vụ và tri thức, và khi tầng lớp trung lưu phát triển đòi hỏi có nhiều cơ hội hơn, việc giảng dạy tiếng Anh chất lượng cao cho một bộ phận dân số rộng lớn hơn là điều cần thiết. Trong nhiều trường hợp, điều đó sẽ có nghĩa là cải thiện việc giảng dạy tiếng Anh trong trường học. Mặt khác, cũng có lúc, việc giảng dạy tiếng Anh cho người lớn cũng quan trọng không kém.